Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử xã Trà Linh

Chi tiết tin

Đổi thay vùng chiến khu xưa


Trong hai cuộc vệ quốc vĩ đại, những địa danh ở miền núi Quảng Nam như: Phước Trà, Nước Oa, mật khu Đỗ Xá Nước Là…đã đi vào sử sách của dân tộc…Nơi đó, hàng vạn đồng bào thiểu số một lòng một dạ theo Đảng, theo Bác Hồ, theo cách mạng, để đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước, giành độc lập tự do. Chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại những chiến khu xưa nói chung và huyện Nam Trà My nói riêng giờ cũng đã thay đổi khá nhiều.


Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My

Cũng lâu lắm rồi, những cán bộ lão thành cách mạng, từng sinh sống, chiến đấu tại khu căn cứ Nước Là (Căn cứ Liên khu ủy và Ban Quân sự khu V), xã Trà Mai, huyện Nam Trà My mới có dịp trở lại vùng đất này. Những câu chuyện về một thời đạn bom khói lửa, hay niềm vui về sự đổi thay quá lớn của “Mật khu Đỗ xá” ngày nào…được thể hiện rõ trên từng khuôn mặt, từng cái bắt tay thật chặt. Với cán bộ lão thành cách mạng, sự đổi thay của vùng chiến khu xưa được bắt nguồn từ sự đồng thuận. Ông Lê Trí Tập - Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Sự đồng thuận của nhân dân, của các bản làng đối với sự phát triển của địa phương là rất tốt, Kéo ngắn lại khoảng cách giữa miền núi với miền xuôi. Và bây giờ về đây, tôi thấy khoảng cách càng ngày càng ngắn và ngắn rất nhanh so với trước đây chúng ta nghĩ”.

Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đồng bào vùng cao của Quảng Nam nói chung và đồng bào Nam Trà My nói riêng đã làm nên những thành lũy vững chắc để che giấu bộ đội, đóng góp sức người, sức của, không tiếc hy sinh  máu xương…cùng với cả nước đứng lên giành độc lập tự do cho hôm nay. Và qua hơn 75 năm, Trung ương, tỉnh đã dành hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp thay đổi cuộc sống vật chất, tinh thần cho bà con nơi đây. Vùng chiến khu một thời oanh liệt năm xưa, giờ đã khoác lên mình một diện mạo mới, tươi đẹp và to lớn hơn. Ông Hồ Văn Hào – Người dân tại thôn 2, xã Trà Mai, phấn khởi nói: “Nam Trà My mình thay đổi rất nhiều, theo chương trình của TW như 135, 134, 30a…giờ huyện nhà phát triển mạnh về kinh tế, an toàn về quốc phòng”.

Ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết thêm: “Tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây sâm Ngọc Linh, cây Quế Trà My và các loại cây dược liệu, bên cạnh đó trong đề án chúng tôi phát triển thêm cây ăn quả và trồng rau sạch để nâng cao mức sống cho người dân, bên cạnh đó cũng thu hút doanh nghiệp vào để phát triển Sâm ngọc linh, cây dược liệu và cây ăn quả”.

Trải qua 75 năm năm xây dựng và trưởng thành đến nay cuộc sống của hàng vạn bà con dân tộc thiểu số ở Nam Trà My giờ đã sang trang mới. Và trong tương lai không xa, cuộc sống của bà con sẽ tiếp tục được nâng cao. Khi mà  TW, tỉnh Quảng Nam triển khai nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về Phê duyệt đề án tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, đi liền với hai chương trình mục tiêu quốc gia lớn là xóa đói giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới.

Những ngày đầu tháng 9 lịch sử này, bà con vùng chiến khu xưa – Căn cứ Liên khu ủy và Ban Quân sự khu V (Nam Trà My) chia sẻ sự khó khăn của cả nước trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 và vui trong sự đổi thay lớn ở từng bản làng, khu dân cư mới vùng cao, nơi được mệnh danh là thủ phủ của nhiều loại dược liệu quý hiếm, trong đó đặc biệt là cây sâm Ngọc Linh – là Quốc bảo của Việt Nam.

Tác giả: Ngọc Sáng

Nguồn tin: Trung tâm VHTT&TTTH


[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TRÀ LINH - NAM TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM
Địa chỉ: Xã Trà Linh - Nam Trà My - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt truy cập

   Minimize
Tổng số lượt truy cập